Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ. 
" /> Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ. 
">
Hotline: 0911392019 Email: support@upviet.com.vn Address: 21 Lê Đức Thọ, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

    Tin tức

    LỊCH SỬ NGÀY LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

LỊCH SỬ NGÀY LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

  01/05/2023
<span style="color:#000000;"><span style="font-family:Arial,Helvetica,sans-serif;">Ngay sau khi th&agrave;nh lập Quốc tế I năm 1864, M&aacute;c coi việc r&uacute;t ngắn thời gian lao động l&agrave; nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp v&ocirc; sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) th&aacute;ng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ng&agrave;y l&agrave;m việc 8 giờ được coi l&agrave; nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ng&agrave;y l&agrave;m 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước c&oacute; nền c&ocirc;ng nghiệp ph&aacute;t triển sớm nhất. Y&ecirc;u s&aacute;ch n&agrave;y dần lan sang c&aacute;c nước kh&aacute;c.<br /> Do sự kiện giới c&ocirc;ng nh&acirc;n vi&ecirc;n chức Anh di cư sang Mỹ, phong tr&agrave;o đ&ograve;i l&agrave;m việc 8 giờ ph&aacute;t triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đ&ocirc;i với n&oacute; l&agrave; sự nảy nở v&agrave; ph&aacute;t triển phong tr&agrave;o C&ocirc;ng đo&agrave;n. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải th&ocirc;ng qua đạo luật ấn định ng&agrave;y l&agrave;m 8 giờ trong c&aacute;c cơ quan, x&iacute; nghiệp thuộc Ch&iacute;nh phủ. Nhưng c&aacute;c x&iacute; nghiệp tư nh&acirc;n vẫn giữ ng&agrave;y l&agrave;m việc từ 11 đến 12 giờ.&nbsp;</span></span>
 

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập – tự do – dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội.

Trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5 phần lớn phải tổ chức bí mất bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tâng lớp nhân dân tham gia.


 

Đặc biệt ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khi Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới; thợ hỏa xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo…Đây là cuộc mít-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936-1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.

Ngày nay, ngày Quốc tế lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.
 




Bài viết tương tự
© UPVIET 2024 Designed by Ahaiba

0911392019