Chuyến đi xuất phát tại 21 Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, lúc 17h ngày 06/03. Sau một tuần làm việc, một chuyến đi du xuân như này, đã khích lệ tinh thần của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty, hơn 20 con người trên chuyến xe đó vô cùng hào hứng, trò chuyện vui vẻ. Đến 18h30, xe dùng chân tại homestay và có một bữa tối đầm ấm bên nha. Tối hôm đó, công ty đã tổ chức nhiều trò chơi để tăng tính đoan kết, tinh thần đồng động cũng như sự khéo léo của các thành viên.
Ngày hôm sau, ngày 07/03, sau khi ăn bữa sáng đặc biệt, bánh tẻ Phú Nhi – món ăn đặc sản mang tinh hoa làng Phú Nhi nói riêng, đất Việt nói chung, thì chúng tôi bắt đầu chuyến thăm quan.
Địa điểm đầu tiên mà đoàn đến đó là đền Và. Đền Và ở thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, còn gọi là Đông Cung trong hệ thống tứ cung củaxứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1964. Đến thăm đến, mọi người trong đoan cùng nhau làm lễ trước các vị quan thần ngự tại nơi đây. Thăm quan toan bộ đền, mọi người đều nhận thấy đây là ngôi đền cổ mang kiến trúc gô-tic xưa, trải dài đối xứng theo trục, xung quanh đền là bức tường phủ rêu phong.
Địa điểm tiếp là làng Đường Lâm, một ngôi làng có 2 vua. Đoàn đã dừng xe tại đền thờ 2 vị vua Phùng và Ngô Quyền. Sau khi, được nghe các bô lão trông quản đền về sự tích cùng các chiến công của các ngài, mọi người cùng làm lễ, thành kính dâng lên hai vị vua nén hương thơm, để tỏ lòng biết ơn hai vị đã có công dựng nước và giữ nước. Rồi xe của đoàn tiếp tục di chuyển đến chùa Mía Chùa Mía cũng là một ngôi chùa ở xã Đường Lâm.Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía. Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam. Và đúng vậy, đến đây đoàn được chiêm ngưỡng 287 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất luyện được sơn son thếp vàng. Mỗi pho tượng là hình tượng một võ tướng đang trong tư thế chuẩn bị chiến đấu để trừ tà bảo vệ phật pháp. Hình khối, bố cục vững chắc, thân hình cân đối, đường nét thoải mái và khỏe. Những địa điểm tham quan này, mọi người thực sự được chiêm nghiêm về văn hóa, lịch sử qua những di tích, hiện vật và các tác phẩm nghệ thuật cha ông hay câu chuyện lịch sự được kể lại cách sống động.
Điểm khá đặc sắc trong chuyến đi buổi đó là khi đoàn về làng cổ Đường Lâm. Đây là ngôi làng vẫn giữ những nét đặc trưng của một làng Việt truyền thống với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, điếm canh, giếng nước, ruộng, gò, đồi, miếu, chùa…Chỉ cách một quãng đường ngắn nối với đô thị ồn ào, nhưng khung cảnh làng Đường Lâm vô cùng yên ả. Phong cảnh làng toát lên vẻ đẹp thuần khiết của một làng nông thôn Bắc bộ điển hình. Trong làng hiện có tới 956 ngôi nhà cổ, tập trung nhiều nhất ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850... Những ngôi nhà có cổng, tường rào quanh nhà xây bằng đá ong theo lối xưa bằng đất đá, bã trấu, bùn để tạo chất kết dính. Nhà cổ chủ yếu dựng bằng gỗ mít và gỗ lim với những nét chạm trổ tinh xảo. Sau khi dạo quanh làng, đoàn dừng chân tại một ngôi nhà cổ để thưởng thức món ăn quê mộc mạc, như rau muốn luộc chấm tương, gà mía đặc sản của làng,… Thực sự, mọi thứ đưa ta về chốn làng quê yên bình vì vậy Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Cùng với những di tích lịch sử, những phong tục tập quán của người dân, làng cổ Đường Lâm là địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch bốn phương tới tham quan để hiểu thêm về lịch sử, nét văn hóa độc đáo của các làng quê Việt.
Địa điểm cuối cùng mà đoàn đến thăm trong chuyến hành trình đó là chùa Khai Nguyên. Khác với những ngôi đền, ngôi chùa đoan thăm quan trước đó, thì chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây mang nét kim cổ giao thoa. Chùa tên hiệu đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Chùa có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý nửa đầu thế kỉ XI. Trải qua sự tàn phá của thời gian, chiến tranh, chùa được di chuyển vị trí nhiều lần. Hiện nay, chùa được tôn tạo tại vị trí sơ khai, còn giữ nhiều nét cổ như ban đầu. Do được xây trên nền móng cũ, theo kiến trúc cũ nhưng mới được tôn tạo từ năm 2008 nên chùa mang dấu ấn kim cổ rất đặc sắc, không bị phá vỡ không gian, giá trị lịch sử. Chùa nằm giữa một vùng quê yên bình, tươi đẹp. Có hồ nước vuông vắn nắm trong khuôn viên, cây cối xanh tốt, hoa thơm, đem lại không khí thanh tịnh cho mọi người trong đoàn. Đến chùa vào một buổi chiều hoàng hôn cuối tuần, cùng với hương nhang đầm ấm làm cho tất cả mọi người như có chút trầm xuống, nhìn lại mình hơn, sống chậm hơn giữa cuộc sống đầy tấp nập này. Thực sự, mọi người đã được thả hồn an yên.
Chuyến du xuân của Công ty TNHH UPVIET thực sự là chuyến đi đầy ý nghĩa, bổ ích cho mọi người, được cùng nhau khám phá những địa danh của Sơn Tây và hiểu sâu hơn về các anh hùng dân tộc sinh ra trên mảnh đất này.