Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Xin mượn ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà để mô tả đầy đủ nhất về niềm vui chiến thắng.
“Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay!
Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây.
Sài Gòn ơi!
Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng!
Ta nghe vang như tiếng Bác Hồ dậy từ non sông!
Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân”.
Nhịp sống bận bịu cuốn mọi người vào những lo toan trong cuộc sống thường ngày nhưng mỗi khi đến ngày 30/4, người dân cả nước lại bồi hồi nhớ về Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiến tranh đã lùi xa 46 năm, tiếng súng hay tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời giờ chỉ còn trong phim ảnh. Nhưng sự tàn khốc của chiến tranh không bao giờ quên trong tâm chí của mỗi người dân Việt Nam. Nói như vậy không phải để gợi lên lòng hận thù mà để giáo dục cho mọi thế hệ người Việt Nam tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và đặc biệt là truyền thống uống nước nhớ nguồn, chúng ta sẽ mãi mãi khắc sâu sự hy sinh to lớn của thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Dù không sống trong những ngày chiến tranh gian khổ ấy nhưng tôi vẫn cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hoà bình. Hơn ai hết, tôi như bất cứ người Việt Nam nào đều quý trọng những ngày tháng đang sống hôm nay, trân trọng những thành quả có được sau chiến tranh và hơn 35 năm đất nước đổi mới. Tinh thần chiến thắng 30/4 đang cổ vũ tôi và đồng nghiệp trong công cuộc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Có thể nói, thời kỳ kinh tế thị trường, cuộc sống trở nên tất bật, người dân phần lớn dần quên đi ý nghĩa các ngày trọng đại của dân tộc, mà chỉ tập trung nghỉ đến ngày Lễ mỗi năm vào thứ mấy,… được nghỉ bao nhiêu ngày,… đi đâu và làm gì trong Lễ… để giải tỏa căng thẳng của cuộc sống, … Và với tôi – suy nghĩ đó cũng không ngoai lệ. Nói như vậy thật là đáng trách đúng không ? Giá trị truyền thống và niềm tự hào dân tộc là điều thiêng liêng cao đẹp mà các thế hệ nên tiếp bước duy trì và phải không ngừng phát triển. Tôi có thể thay đổi suy nghĩ thì mọi người cũng có thể.
Cao hơn nữa, mỗi người dân Việt Nam muốn lên tiếng với cả Thế giới rằng, chúng tôi yêu hoà bình, chúng tôi căm thù chiến tranh, bởi chiến tranh đã gây cho đất nước, con người Việt Nam quá nhiều sự mất mát, bất hạnh, thông điệp yêu chuộng hoà bình của người Việt Nam mong muốn được chia sẻ với toàn thế giới.
Xin trân trọng!
Nguồn: Nguyễn Đức Hùng